Thursday, September 13, 2007

Ngại + Ngại = ?


1001 LÍ DO KHIẾN TUI ..NGẠI

Mỗi lần V.M (học sinh giỏi Lí, trường THPT Đ.T, B.T) được gọi đứng lên, chưa kịp trả lời câu hỏi của thầy thì đã nghe câu nói lầm rầm phía sau của đám bạn trong lớp “Biết mà chảnh, giỏi không giơ tay để chờ cho cô mời hả?” hay “Đúng là học sinh giỏi có khác”. Nghe sốc đến nỗi những lần sau đó, dù có biết hay không V cũng không đám giơ tay phát biểu.

T.T (trường THPT Đ.T, BT) cũng thấy ngại ngại vì được gán cho biệt danh “cô nàng nông nổi”. Chẳng là T.T học khá giỏi môn văn và hăng say phát biểu trong khi cả lớp ai cũng ngồi im như pho tượng. “Chời, câu hỏi có khó gì đâu, bộ tưởng chỉ mình nhỏ mới trả lời được hả. Tui biết mà tui đâu có thèm giơ tay trả lời làm chi cho mệt” - đám bạn trong lớp xì xào bàn tán. “Kệ, ai nói gì cứ nói, mình biết mình cứ giơ tay”, T.T tự an ủi như vậy. Nhưng một tháng sau thấy bạn bè tới giờ văn là “đánh đòn tâm lí”: “Lại nông nổi kìa!” thì T bắt đầu thấy mình “đáng ngại” thật. Bây giờ, tiết văn ở lớp T mỗi ngày trôi qua trong lặng lẽ, mặc cho cô văn kêu gọi lớp phát biểu. “Đứng lên quê thí mồ, đứa nào cũng nhìn chằm chằm vào mình, mình trở thành điểm chú ý, chỉ chỏ của tụi nó”, T.T. tâm sự.

Thương, ĐHSP cho biết: “Ban đầu cũng thấy ngại ngại với cô vì biết câu hỏi mà không dám trả lời nhưng thấy ai cũng vậy nên tui thôi luôn!”.

Còn tâm trạng của Tr (THPT T., Q.1) đúng là đáng giật mình: “Nhỏ bạn ngồi kế bên rất ganh điểm với mình. Mỗi lần nhỏ làm bài không được, hay phát bài kiểm tra ra mà nhỏ kém điểm hơn là mình… ít dám cười giỡn vì sợ nhỏ buồn. Còn những lúc mình làm bài không được nhỏ cười ha hả cứ như là cười vào mặt mình vậy, mình tủi muốn khóc nhưng cũng phải kìm nén”...

Bạn nghĩ sao khi một người không dám cười, không dám khóc, không dám nói, không dám la, không dám vui, không dám buồn vì … ngại?

NẾU TUI NÓI RA VÀ HỌ NGHĨ TUI SAI…?

Đây là việc khiến T.V (lớp 12 trường THPT T) lấy làm lí do giải thích vì sao mình cứ luôn miệng “Ai sao tui vậy”. Mặc dù không đồng ý lắm với mức đóng phí (và rất nhiều chuyện khác) cho buổi đi chơi nhưng T.V cũng ngậm ngùi chấp nhận bởi “Nếu tui phản đối hay có ý kiến, các bạn khác sẽ nghĩ rằng tui ích kỉ, nhỏ nhen..”.

Nếu "ngại" là lí do “ẩn mình” của người biết mà không nói thì cũng có cái "ngại" kiểu sợ người ta biết mình dở nên “ẩn mình”. T.Uyên yếu Anh văn, nhưng bị bệnh “sĩ”. Thay vì tăng cường nói, học thì đến giờ Anh cô nàng lại gật gù tỏ ra hiểu hết để tránh bị... lộ. Mỗi lần có ai đề cập đến Anh văn là cô nàng đổi ngay đề tài khác. “Hừm, quê lắm, ai lại nói ra cho mọi người biết mình đốt bao giờ”, Uyên bảo.

Trong cuộc thi Hái hoa dân chủ được tổ chức cho học sinh toàn trường, có một bài toán rất hay nhưng khó. Hưng giải xong nhưng ngó qua ngó lại thấy hổng có ai giơ tay, vậy là anh chàng ...đợi. “Lỡ bài của mình giải sai thì sao, trước toàn trường mà giải sai thì ê mặt lắm”, Hưng nghĩ. Một cô nàng giơ tay xung phong lên. Khi so kết quả và cách giải, Hưng đã vò đầu bức tóc vì tiếc. “Giá như mình đuổi được con vi-rút ngại! thì …”

Nhưng cuộc sống không có chỗ cho những người “Giá như mà/ nếu như..thì”...

NGẠI + NGẠI = TAI HẠI

"Ai là người bạn trò chuyện khi gặp những trục trặc ấy ơi về sức khoẻ sinh sản của mình?". Trên 90% tuổi tím không chọn tâm sự với ba mẹ do: Ngại. Ngay các bậc phụ huynh cũng bật mí rằng tâm sự với con cái về chuyện tình cảm, sinh lí chính họ cũng vướng một chữ ngại to đùng. “Đấy là vấn đề tế nhị, nói ra ngại lắm, dù cũng rất muốn” một phụ huynh tâm sự. Tâm lí đó đã tạo ra khoảng cách ngày càng xa giữa tuổi tím với ba mẹ, để rồi có nhiều cái hậu đáng tiếc do “không được ai chỉ đường đúng!"

H.D (lớp 10 trường THPT BP) ở trọ cùng với hai người bạn gái. Một hôm, D thấy người bạn gái lấy trộm chiếc dây chuyền của bạn kia. Dù thấy khổ chủ cay cú và nghi ngờ nhưng H.D. vẫn không dám nói ra vì ngại “bạn quê”. Thế là không khí của cả phòng ngày một nặng nề hơn bởi chủ nhân của sợi dây chuyền nghi ngờ cả hai mà không nói ra, chỉ gần xa, bóng gió “Thời nay Thạch Sanh thì ít Lý Thông thì nhiều”.

Cũng là câu chuyện ở trọ, Ngọc V. (Q.5) ở quê lên trọ học phải ở nhờ nhà của cô ruột. Một lần đang tắm N.V thấy ở lỗ thông gió một cặp mắt đang chăm chú nhìn! Hoảng quá, cô bạn hắt nguyên ca nước vào thì nghe một tiếng ối ở nhà ngoài. Hôm đó chỉ có Vân và người dượng ở nhà. Không chỉ vậy, cũng đã vài lần Vân thấy dượng có những hành động lợi dụng chạm vào người mình. Nhưng V rất ngại, vì không biết phải mở lời với cô mình thế nào. Những chuyện đó cứ tiếp diễn, ngày càng theo chiều hướng xấu. “Đáng lí ra lúc ấy em đã có thể làm khác..” Vân kể

No comments yet